» » » » » » » » » Thêm mảnh vỡ chứng tỏ MH17 trúng tên lửa siêu thanh

Cơ quan tư vấn quân sự nổi tiếng IHS Jane’s nhận định một số mảnh vỡ của MH17 đã chứng tỏ một tên lửa siêu thanh đã phát nổ rất gần với máy bay khi ở độ cao hơn 10.000m.

Một mảnh vỡ của MH17 với những lỗ đạn găm và lớp sơn bị rộp lên.

Từ mảnh vỡ được phóng viên tờ New York Times của Mỹ chụp được ở cách địa điểm rơi chính của máy bay Malaysia nhiều km, chuyên gia IHS Jane’s nhận định nhiều khả máy bay rơi vì trúng tên lửa siêu thanh.. Và tên lửa siêu thanh này đã phát nổ ở cự ly rất gần với MH17 khi máy bay đang ở độ cao 33.000 feet.
Trên mảnh vỡ có những lỗ đạn găm và lớp sơn trên tấm pano ở vỏ ngoài của máy bay MH17 bị phồng rộp. Những đặc điểm này trùng hợp với dấu vết để lại khi một đầu đạn tên lửa SA-11, hay còn gọi là Buk theo tiếng Nga, phát nổ.
Giới chức Mỹ trước đó đã nhiều lần khẳng định tên lửa Buk là thủ phạm bắn hạ máy bay MH17 vào ngày 17/7 vừa qua.
Theo Foster, có 2 nguyên nhân chính có thể khiến MH17 rơi: Nổ động cơ và trúng tên lửa.
Theo Foster, có 2 nguyên nhân chính có thể khiến MH17 rơi: Nổ động cơ và trúng tên lửa.
Quân nổi dậy Ukraine công bố video máy bay MH17 ngay sau khi rơi
Quân nổi dậy Ukraine công bố video máy bay MH17 ngay sau khi rơi
Theo nhà phân tích Reed Foster của IHS Jane’s, thì từ các bức ảnh khó có thể xác định chính xác loại tên lửa nào được sử dụng. Nhưng SA-11 thuộc lớp vũ khí mang đầu đạn khi phát nổ bắn các mảnh vỡ vào mục tiêu ở cự ly gần.
“Những lỗ thủng trên mảnh vỡ máy bay cho thấy chúng trùng khớp với khả năng một vật thể bên ngoái đâm từ lớp ngoài của máy bay và lớp trong”, Reed Foster cho hay.
Theo Foster, có 2 nguyên nhân chính có thể khiến MH17 rơi: Nổ động cơ và trúng tên lửa.
“Hầu hết các lỗ nhỏ hơn có vẻ như là do bị trúng mảnh đạn đi với tốc độ rất cao”, ông cho biết thêm.
Ông Foster cũng nhấn mạnh hư hại do các mảnh đạn gây ra khác với hư hại do nổ động cơ. Bởi nếu động cơ phát nổ, “vỏ của máy bay sẽ bị xé rách dài hơn, mỏng hơn và không cân xứng”.
Những gì Foster đưa ra cũng rất trùng khớp với nguyên lý hoạt động của tên lửa đất đối không được thiết kế nhằm phá hủy mục tiêu như máy bay quân sự đang bay với tốc cao và trên độ cao lớn.
Thay vì đâm thẳng vào máy bay, các tên lửa thuộc lớp này bay theo đường nhằm đánh chặn mục tiêu và phát nổ bên dưới nó, để tạo ra một đám mây các mảnh đạn nóng đỏ.
Theo Foster, có 2 nguyên nhân chính có thể khiến MH17 rơi: Nổ động cơ và trúng tên lửa.
Nhưng nhà phân tích IHS Jane's cho rằng có nhiều khả năng MH17 trúng tên lửa hơn vì các lỗ thủng nhỏ và rất đồng nhất về kích thước.
Ở cuối đường đi, tên lửa hoạt động “giống như một khẩu súng săn chứ không phải là một khẩu súng trường”, Foster cho hay. Ông cho biết thêm mục đích là “găm càng nhiều mảnh đạn vỡ vào thân máy bay càng tốt”.
Tên lửa Buk dài 5,48m, nặng 680kg trước khi rời bệ phóng, có thể đạt tốc độ siêu thanh và tấn công mục tiêu ở độ cao tối đa 22.000m. Đầu đạn tên lửa chứa 20kg thuốc nổ có sức công phá cao.
Và khi đang bay với tốc độ hơn 800 km/h , máy bay MH17 bay sẽ nhanh chóng bị vỡ vụn, không còn là hình thù của một chiếc máy bay nữa, nếu trúng tên lửa như Buk.
Nguồn tin Dân trí

«
Next
Newer Post
»
Previous
Older Post

No comments:

Leave a Reply